Các thuốc điều trị mất ngủ được FDA chấp nhận

Thuốc điều trị mất ngủ tại Việt Nam hiện nay khá phong phú, bao gồm cả thuốc tân dược và các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Thuốc tân dược phổ biến vẫn là các dẫn chất của benzodiazepin, đại diện có Diazepam (Seduxen). Nhóm thuốc này có tác dụng an thần, gây ngủ tốt tuy nhiên chỉ nên dùng điều trị ngắn ngày do nguy cơ gây lệ thuộc thuốc và nhiều tác dụng không mong muốn. Bài viết này xin giới thiệu các thuốc điều trị mất ngủ không phải dẫn chất Benzodiazepin được FDA (cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) chấp nhận.
FDA chấp nhận một số thuốc điều trị chứng mất ngủ
FDA chấp nhận một số thuốc điều trị chứng mất ngủ
Theo thống kê, hiện có khoảng 70 triệu người lớn ở Mỹ bị rối loạn giấc ngủ. Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt một số liệu pháp điều trị cho những trường hợp này (1). Các thuốc tân dược được FDA phê duyệt gồm có: Diphenhydramin, Doxylamin, Doxepin, Ramelteon và Suvorexat.

1. Diphenhydramin và Doxylamin

Diphenhydramin và Doxylamin là những thuốc kháng histamin thế hệ 1 ức chế thụ thể H1 ở thần kinh trung ương. Các thuốc này dễ dàng đi qua hàng rào máu não phát huy tác dụng an thần gây ngủ.
Mặc dù được FDA chấp nhận nhưng hiện nay còn nhiều tranh cãi xung quanh lợi ích của hai loại thuốc này trong điều trị rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, những tác dụng phụ, đặc biệt đối với người già, người rối loạn tuyến giáp, bệnh hô hấp mãn tính, phì đại tuyến tiền liệt,…cũng khiến hai loại thuốc này không được khuyến cáo là lựa chọn thường xuyên trong kiểm soát chứng mất ngủ. 

2. Doxepin

Thuốc ngủ Doxepin
Thuốc ngủ Doxepin
Doxepin là thuốc chống trầm cảm ba vòng ức chế thụ thể H1 trung ương, phát huy tác dụng an thần gây ngủ. Doxepin có lịch sử sử dụng để điều trị chứng mất ngủ rất lâu đời (khoảng 50 năm) nhưng cho đến gần đây (2010) nó mới được FDA chấp thuận. Doxepin cải thiện rõ rệt chỉ số báo mức độ mất ngủ, cải thiện thời gian ngủ.
Tuy nhiên Dopenxin tạo giấc ngủ không sâu, thường gây nên tình trạng ngủ lơ mơ. Một số tác dụng không mong muốn được ghi nhận đối với Dopenxin là chóng mặt, buồn nôn, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, tăng huyết áp. 

3. Ramelteon

Thuốc ngủ Ramelteon
Thuốc ngủ Ramelteon
Ramelteon được FDA chấp thuận là thuốc điều trị mất ngủ từ năm 2005. Cơ chế của Ramelteon là đồng vận thụ thể Melatonin. Melatonin là một loại hormon của cơ thể, sinh ra bởi tuyến tùng, có tác dụng điều hòa nhịp thức- ngủ của cơ thể. Ramelteon giúp làm tăng nồng độ melatonin giúp điều trị mất ngủ.
Tác dụng phụ của ramelteon gồm có buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, đau cơ, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Ramelteon không gây lệ thuộc thuốc và hiện nay được coi là lựa chọn an toàn và hiệu quả trong kiểm soát chứng mất ngủ do khó đi vào giấc ngủ.

4. Suvorexant

Thuốc ngủ Suvorexant
Thuốc ngủ Suvorexant
Suvorexant là thuốc điều trị mất ngủ mới được FDA chấp nhận từ năm 2014. Cơ chế của Suvorexant là ức chế Orexin (chất dẫn truyền thần kinh gây kích thích, tỉnh táo). Suvorexant được chứng minh giúp kéo dài giấc ngủ.
Tác dụng phụ của Suvorexant được ghi nhận là gây buồn ngủ quá mức vào ban ngày và gây khô miệng. Ngoại trừ những tác dụng đó, thuốc này hiện được coi là lựa chọn an toàn và hiệu quả trong điều trị chứng mất ngủ.
Trên đây là các thuốc điều trị mất ngủ đã được FDA chấp nhận. Việc sử dụng đa số các thuốc này ở Việt Nam hiện tại còn chưa phổ biến. Trong thời gian tới việc sử dụng các thuốc này chắc chắn sẽ phổ biến hơn do các thuốc hiện có tại Việt Nam chưa đáp ứng tốt yêu cầu điều trị. 

Viết một bình luận

Thuốc tốt

Trang tin cung cấp thông tin, tư vấn các loại thuốc