Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú đòi hỏi phải hết sức thận trọng bởi vì nó có thể ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ đang bú mẹ. Đồng thời giai đoạn mang thai và cho con bú ở phụ nữ cũng có những đặc điểm sinh học riêng đòi hỏi việc sử dụng kháng sinh không thể đại trà như người bình thường.
Sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng
Sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng

1. Một số khó khăn khi chỉ định thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú

Khó khăn lớn nhất khi chỉ định thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú được các bác sỹ chia sẻ đó là dữ liệu về sự ảnh hưởng của các loại thuốc kháng sinh trên thai nhi còn hạn chế. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đối với thai nhi chủ yếu dựa trên các thử nghiệm ở động vật. Từ các thử nghiệm ở động vật người ta đưa ra khuyến cáo sử dụng ở người. Điều này rõ ràng chỉ có tính chất rất tương đối bởi vì rõ ràng con người khác xa động vật. Những ảnh hưởng của thuốc kháng sinh trên động vật có thể không thể xảy ra ở người và ngược lại.

Chỉ định thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú phải nắm rõ đặc điểm dược động học của thuốc kháng sinh. Ví dụ, khả năng qua nhau thai hay sữa mẹ của thuốc kháng sinh.

Mang thai và cho con bú là giai đoạn đặc biệt ở người phụ nữ. Sinh khả dụng của thuốc kháng sinh trong giai đoạn này có thể khác bình thường. Cần phải có thông tin về nồng độ kháng sinh tại vị trí nhiễm trùng, có đảm bảo yêu cầu điều trị hay không.

Việc cân bằng yếu tố có lợi và yếu tố nguy cơ ở phụ nữ có thai và cho con bú là không đơn giản.

    2. Đánh giá tác dụng bất lợi của các nhóm thuốc kháng sinh trên phụ nữ có thai và cho con bú

    2.1. Kháng sinh penicillin

    Cần giám sát tác dụng bất lợi ở đường tiêu hóa đối với trẻ đang bú. Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra là tiêu chảy hoặc tưa lưỡi.

    2.2. Nhóm kháng sinh Cephalosporin

    Kháng sinh thế hệ 1 (Cephalexin, cephadroxin): Tương tự như penicillin, cần giám sát đường tiêu hóa ở trẻ đang bú. Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra là tiêu chảy hoặc tưa lưỡi.

    Kháng sinh thế hệ 2 (Zinnat– Cefuroxim) và thế hệ 3 (Cefixim, Cefpodoxim, Cefdinir, Ceftriaxone, Cefotaxim, Ceftizoxim,…):  Chưa phát hiện vấn đề nào nghiêm trọng

    2.3. Nhóm kháng sinh Macrolid

    Azithromycin được coi là an toàn khi sử dụng, chưa có dữ liệu để đánh giá tiêu cực về Azithromycin trên phụ nữ có thai và cho con bú.

    Clarithromycin sử dụng ở phụ nữ có thai có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh (nghiên cứu trên động vật cho kết quả có ý nghĩa thống kê)

    Erythromycin chống chỉ định cho phụ nữ có thai do nguy cơ gây độc tính trên gan của người mẹ. Sử dụng Erythromycin sớm sau sinh có thể gây hẹp môn vị ở trẻ.

    2.4. Kháng sinh Fluoro quinolon

    Gây tổn thương xương và sụn trên mô hình động vật. Vì vậy tránh cho con bú 4- 6 giờ sau khi dùng thuốc.

    2.5. Kháng sinh Sulfamid

    Kháng sinh sulfamid (ví dụ sulfaguanidin- Ganidan hay dùng trong nhiễm khuẩn đường tiêu hóa) có thể gây khuyết tật ống thần kinh trong 3 tháng đầu và hội chứng kernic ở 3 tháng cuối. Vì vậy, tránh sử dụng nhóm kháng sinh này cho những bà mẹ mới sinh hoặc đang cho con bú.

    2.6. Clindamycin

    Giám sát tiêu hóa ở trẻ đang bú. Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra là tiêu chảy hoặc tưa lưỡi. Lưu ý, chế phẩm viên đặt âm đạo clindamycin có khả năng hấp thu tới 30%

    2.7. Tetracyclin

    Điều trị ngắn hạn tetracyclin đơn độc ở phụ nữ đang cho con bú có thể chấp nhận được. Không khuyến cáo sử dụng Tetracyclin kéo dài.

    2.8. Metronidazol

    Chống chỉ định 3 tháng đầu với nhiễm trùng roi âm đạo hoặc viêm âm đạo

    2.9. Tinidazol

    Còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng tinidazol cho phụ nữ thời kỳ cho con bú. Để an toàn, tránh cho con bú từ 12 đến 24 giờ sau khi dùng liều đơn Tinidazol.

    3. Khuyến cáo điều trị nhiễm trùng cho phụ nữ có thai bằng kháng sinh theo kinh nghiệm

    3.1. Nhiễm khuẩn tiết niệu

    Cephalexin 500 mg / lần x 4 lần/ ngày uống trong 7 ngày

    3.2. Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và âm đạo

    • Nhiễm chlamydia: Uống Azithromycin 1g/ lần x 01 lần / ngày
    • Lậu: Tiêm Ceftriaxone 1 g/ lần x 01 lần/ ngày
    • Giang mai: Benzathin penicillin G 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp 01 lần 1 ngày
    • Nhiễm trùng roi: Metronidazol 2 g uống 1 lần / ngày

    3.3. Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng

    • Không nguy cơ nhiễm tụ cầu kháng thuốc: Azithromycin 500mg uống ngày đầu tiên, những ngày sau (ngày 2 đến ngày thứ 5) uống 250 mg
    • Có nguy cơ nhiễm tụ cầu kháng thuốc: Amoxicillin 1 g uống 3lần/ngày trong 5–7 ngày + azithromycin 500 mg uống vào ngày 1 và 250 mg uống hằng ngày từ ngày 2–5

    3.4. Viêm phế quản

    Azithromycin 500 mg uống vào ngày 1 và 250 mg uống hằng ngày từ ngày 2–5

    .5. Viêm xoang do vi khuẩn

    • Azithromycin 500 mg uống hằng ngày trong 3 ngày hoặc hỗn dịch giải phóng kéo dài 2 g uống 1 lần/ngày
    • Hoặc Amoxicillin 500 mg uống 2 lần/ngày trong 5–7 ngày
    • Hoặc Amoxicillin 500 mg và kali clavulanate 125 mg giải phóng kéo dài uống 2lần/ngày trong 5–7 ngày
    • Hoặc Cefpodoxime 200 mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày
    Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tóm lại, sử dụng thuốc kháng sinh cho phụ nữ trong giai đoạn này cần hết sức thận trọng. Cần phải tránh một số nhóm kháng sinh có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi hoặc trẻ em đang bú. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú thường mắc một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục và viêm đường hô hấp. Bài viết trên đây cũng trình bày một số gợi ý điều trị theo kinh nghiệm của các bác sỹ đầu ngành.  

    Viết một bình luận

    Thuốc tốt

    Trang tin cung cấp thông tin, tư vấn các loại thuốc