Thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nội dung này mới được đăng tải trên tạp chí NewYork Times, tạp chí hàng đầu của Mỹ.
Thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận |
Tỷ lệ sỏi thận ở Hoa Kỳ đã tăng 70% kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước và một báo cáo mới đây cho thấy việc sử dụng thuốc kháng sinh đường uống có thể là một phần lý do.
Các nghiên cứu trên tạp chí của hiệp hội thận Hoa Kỳ sử dụng hồ sơ sức khỏe của 13,8 triệu bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu đã có 25981 người bị sỏi thận phù hợp phù hợp với giới tính và tuổi tác. Họ theo dõi tình trạng phơi nhiễm kháng sinh ở các bệnh nhân này từ 3 đến 12 tháng trước khi chẩn đoán.
Sau khi kiểm soát nhiễm trùng đường tiết niệu, thuốc men, các bệnh như gút, tiểu đường và các biến chứng khác, họ thấy rằng việc tiếp xúc với bất kỳ năm (5) loại thuốc kháng sinh sau đây làm tăng đáng kể nguy cơ sỏi thận.
Kháng sinh Penicillin phổ rộng (Ampicillin, Amocillin) làm tăng nguy cơ tới 27%. Kháng sinh nhóm sulfamid (sulfaguanidin, co-trimoxazol), kháng sinh Cephalosporin (Cephalexin, Cefuroxim, Cefixime,…), kháng sinh Floroquinolon và Nitrofurantoin cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận. Những rủi ro đối với trẻ em dưới 18 tuổi co hơn so với người lớn.
Tác giả chính, tiến sỹ Gregory E.Tasian, chuyên gia tiết niệu tại Bệnh viện Nhi khoa Philadenlphia cho biết cơ chế này chưa rõ ràng nhưng có khả năng sự tương tác phức tạp của thuốc kháng sinh với vi khẩn đường tiết niệu hoặc ruột là nguyên nhân.
Nguồn: https://www.nytimes.com/2018/05/10/well/antibiotics-may-raise-the-risk-for-kidney-stones.html?rref=collection%2Fsectioncollection%2Fhealth&action=click&contentCollection=health®ion=stream&module=stream_unit&version=latest&contentPlacement=5&pgtype=sectionfront